Cách tiết kiệm xăng khi sử dụng điều hòa ô tô
Hệ thống điều hòa ô tô có thể hao tổn thêm 25% nhiên liệu nếu sử dụng không đúng cách. Do đó, để tiết kiệm nhiên liệu tiêu hao do điều hòa, giảm chi phí sử dụng xe ô tô – hãy theo dõi 8 mẹo sử dụng điều hòa ô tô được gợi ý dưới đây.
Hệ thống điều hòa ô tô
có thể hao tổn thêm 25% nhiên liệu nếu sử dụng không đúng cách. Do đó, để tiết kiệm nhiên liệu tiêu hao do điều hòa, giảm chi phí sử dụng xe ô tô – hãy theo dõi 8 mẹo sử dụng điều hòa ô tô được gợi ý dưới đây.
1. Khởi Động Xe Rồi Mới Bật Điều Hòa Ô Tô
1. Khởi Động Xe Rồi Mới Bật Điều Hòa Ô Tô
1. Khởi Động Xe Rồi Mới Bật Điều Hòa Ô Tô
Ngồi vào khoang lái, bật điều hòa ô tô rồi mới khởi động xe là thói quen của nhiều tài xế. Thế nhưng việc này lại không được các chuyên gia về chăm sóc, sửa chữa xe hơi đánh giá cao. Khi xe đứng yên, đóng kín cửa thì nhiệt độ trong xe (mùa hè) sẽ cao hơn bên ngoài. Nếu bật điều hòa ngay thì quá trình làm lạnh diễn ra lâu hơn, tiêu hao nhiều xăng. Việc này cũng tạo áp lực lớn cho điều hòa, giảm tuổi thọ thiết bị.
Vậy nên khi vào ô tô, bạn có thể hạ kính xe tầm 2 – 3 phút để lưu thông không khí, giải phóng khí nóng; hoặc bật quạt gió trước nếu khoang ô tô quá nóng. Sau đó khởi động xe rồi mới bật điều hòa.
Sau đó, người dùng có thể tăng dần mức độ lạnh và tốc độ quạt gió để cơ thể thích nghi dần. Trong trường hợp muốn dừng xe hay tắt máy thì phải tắt điều hòa A/C trước, tắt quạt rồi hãy mở cửa và bước ra ngoài.
2. Để Nhiệt Độ Ở Mức Hợp Lý
2. Để Nhiệt Độ Ở Mức Hợp Lý
2. Để Nhiệt Độ Ở Mức Hợp Lý
Nhiều xế khi mới bật điều hòa là chọn ngay chế độ nhiệt thấp nhất để nhanh mát hơn. Tuy nhiên việc này gây tốn kém rất nhiều năng lượng, khiến điều hòa hoạt động quá tải, ảnh hưởng đến tuổi thọ của hệ thống làm lạnh và có thể gây sốc nhiệt cho người dùng. Do đó, lúc mới khởi động điều hòa cần đặt nhiệt độ ở mức vừa phải (không quá lạnh) rồi từ từ điều chỉnh cho phù hợp nhu cầu.
3. Chọn Chế Độ Gió Phù Hợp
3. Chọn Chế Độ Gió Phù Hợp
3. Chọn Chế Độ Gió Phù Hợp
Để tiết kiệm xăng cho điều hòa ô tô, bạn cũng cần chú ý đến chế độ lấy gió (chế độ lấy gió trong và chế độ lấy gió ngoài). Kinh nghiệm là sau khi bật điều hòa, chọn chế độ lấy gió trong để hệ thống làm mát không bị quá tải, hiệu quả làm việc cũng tốt hơn.
Trong quá trình di chuyển, việc chọn chế độ gió có thể thay đổi linh hoạt. Chẳng hạn nếu đi đường dài, qua khu vực không khí mát mẻ, trong lành thì có thể chuyển sang chế độ lấy gió ngoài. Điều này giúp cung cấp đủ oxi cho người ngồi bên trong ô tô và đảm bảo không khí trong xe được lưu thông tốt. Ở khu vực mưa, ẩm ướt, ô nhiễm… thì chọn chế độ lấy gió trong để xe tránh ẩm mốc.
4. Giữ Khoang Xe Mát Mẻ
4. Giữ Khoang Xe Mát Mẻ
4. Giữ Khoang Xe Mát Mẻ
get it by
Giữ khoang xe mát mẻ giúp quá trình làm lạnh diễn ra nhanh hơn, giảm áp lực điều hòa, tiết kiệm xăng.
Một số cách giữ khoang xe mát mẻ: dán kính mờ hoặc dùng thêm rèm, tấm chắn nắng ở cửa kính ô tô khi trời nắng nóng. Chúng sẽ hạn chế ánh nắng chiếu trực tiếp, tránh “nung nóng” không gian trong xe. Khi đỗ xe ngoài trời, tài xế nên chọn chỗ nào râm mát nhất để khi quay trở lại, “xế yêu” không bị quá nóng. Cửa kính cũng nên được hạ xuống từ 1-2 cm để các luồng không khí bên trong và ngoài xe lưu thông với nhau.
5. Hạ Kính Đúng Thời Điểm
5. Hạ Kính Đúng Thời Điểm
5. Hạ Kính Đúng Thời Điểm
Bạn có thể tắt điều hòa, hạ cửa kính ở điều kiện trời râm mát hay chạy qua đường có không khí trong lành, sạch sẽ, tốc độ dưới 80km/h để tiết kiệm nhiên liệu.
Còn khi xe chạy trên 80km/h thì không nên tiết kiệm kiểu này vì lượng nhiên liệu xe tiêu tốn bù đắp cho sức cản gió khi hạ kính còn tốn hơn cả nhiên liệu dùng cho điều hòa.
6. Tắt Điều Hòa Khoảng 5 – 10 Phút Trước Khi Tắt Máy
6. Tắt Điều Hòa Khoảng 5 – 10 Phút Trước Khi Tắt Máy
6. Tắt Điều Hòa Khoảng 5 – 10 Phút Trước Khi Tắt Máy
Trước khi muốn tắt máy khoảng 5 – 10 phút, bạn nên tắt điều hòa, vẫn giữ quạt gió để tiết kiệm xăng. Khoảng thời gian này đủ để cơ thể làm quen với nhiệt độ, tránh bị sốc nhiệt khi ra ngoài. Bạn cũng không phải lo lắng khó chịu ở những phút cuối tới đích, bởi dù tắt điều hòa thì hơi lạnh vẫn còn được duy trì một khoảng thời gian.
Ngoài ra, việc này cũng tránh được tình trạng nước đọng trên cửa gió, làm xe bị hôi, ẩm mốc.
7. Tắt Điều Hòa Khi Đi Qua Vùng Ngập Nước
7. Tắt Điều Hòa Khi Đi Qua Vùng Ngập Nước
7. Tắt Điều Hòa Khi Đi Qua Vùng Ngập Nước
Khi đi qua vùng ngập nước thì xe sẽ bị “ì”, động cơ cần công suất lớn để hoạt động nên tiêu hao rất nhiều năng lượng. Lúc này tắt hết điều hòa, quạt gió sẽ giúp tiết kiệm xăng, giảm tải cho xe để vượt qua sức cản nước tốt hơn, tránh tình trạng chết máy.
Bên cạnh đó, tắt điều hòa khi qua vùng ngập nước còn có tác dụng bảo vệ an toàn cho xế yêu. Bởi lẽ điều hòa ô tô luôn có quạt thông gió giúp lấy không khí từ bên ngoài, nếu nước ngập cao đến quạt thông gió thì nó sẽ hút nước, rác vào khoang máy, dễ hư hỏng xe.
8. Chăm Sóc Điều Hòa Thường Xuyên
8. Chăm Sóc Điều Hòa Thường Xuyên
8. Chăm Sóc Điều Hòa Thường Xuyên
Cuối cùng, bạn nên định kỳ bảo dưỡng điều hòa tại các xưởng dịch vụ và các gara chuyên nghiệp. Điều hòa “khỏe” sẽ phát huy tối đa hiệu suất, tránh tăng mức tiêu hao nhiên liệu.
Những vị trí cần kiểm tra, bảo dưỡng thường là: dàn nóng, dàn lạnh, phin lọc ga, quạt gió, lọc điều hòa, đường ống, sin …
Phụ tùng ô tô